Gỏi bưởi mực khô là một món ăn vừa thanh mát, lại vừa thơm ngon, lạ miệng, được nhiều người yêu thích. Với sự kết hợp hoàn hảo giữa bưởi tươi, mực khô, rau xanh và nước chấm vừa chua, vừa ngọt, chắc chắn sẽ khiến bạn thích thú khi thưởng thức. Trong bài viết này, Đánh Thức Vẻ Đẹp Tự Nhiên sẽ chia sẻ với bạn cách làm gỏi bưởi mực khô thơm ngon, đảm bảo khi ăn một lần là bạn sẽ không thể quên được vị ngon của món ăn này. Hãy cùng Đánh Thức Vẻ Đẹp Tự Nhiên tìm hiểu cách làm gỏi bưởi mực khô nhé!
1. Nguyên liệu làm gỏi bưởi mực khô
- Mực khô: 2 con
- Bưởi: 1 trái (nếu chọn bưởi năm roi làm sẽ mang lại hương vị ngon hơn).
- Hành tây: 1 củ
- Đậu phộng: 1 ít
- Chanh: 1 quả
- Tỏi: 3 tép
- Ớt: 1 quả
- Rau răm: 1 ít
- Nước mắm
- Các gia vị kèm theo: đường và tiêu.
1.1 Cách chọn mực khô tươi, ngon, không chất bảo quản
- Mực khô tươi có bụng màu trắng, lưng màu hồng nhạt tự nhiên, và những chấm đen mờ tương ứng với da của mực. Mực tươi không có mùi tanh hay bị dính ướt tay. Khi nướng, thịt mực bên trong có màu hồng nhạt và dẻo, dai, không vụn. Nếu thịt mực bên trong màu trắng bệch thì có thể mực đó là mực ươm và không tươi.
- Mực khô được phơi theo hai hình thức phơi trên phiên và phơi treo. Mực khô phơi treo thường có thân thẳng, mình dày và mực khô cào thường được phơi trên phiên nên mình mỏng. Mực câu tươi có giá cao hơn mực cào và có thân thẳng, mình dày hơn.
- Mực khô tươi có mùi không tanh, thân mực phải khô, không lưu lại mùi tanh trên tay. Đây là một đặc điểm quan trọng và dễ nhận biết.
- Chọn mực khô có đầu gắn liền và chắc vào thân mực, râu còn nhiều và màu trắng hồng, thẳng để có mực khô ngon.
1.2 Cách chọn bưởi ngon, vừa tầm
- Quan sát các nốt gai trên vỏ của trái bưởi. Nếu gai càng to thì trái bưởi càng chín, già và ngon hơn. Tuy nhiên, không nên chọn những trái bưởi có các nốt gai nhỏ và mật độ gai dày, vì chúng thường non và chua.
- Quan sát vỏ bưởi: Những quả bưởi có vỏ căng, bóng, màu vàng nhạt, hình dáng tròn đều và nặng chắc khi cầm trên tay là tốt nhất. Chú ý kiểm tra bên trong của trái bưởi, nó nên mọng nước và không bị khô xơ.
- Kiểm tra độ dày của vỏ bưởi bằng cách dùng đầu ngón tay búng nhẹ vào vỏ. Nếu nghe tiếng ‘bốp bốp’ thì trái bưởi có vỏ dày, còn nếu nghe tiếng ‘cạch cạch’ thì vỏ bưởi mỏng và dễ ăn.
- Dựa vào cuống bưởi để chọn trái tươi và chắc. Nếu cuống bưởi giòn khi ấn bằng ngón tay, thì trái bưởi còn tươi. Nếu cuống bưởi dai thì bưởi không ngon và nên tránh xa.
- Chú ý đến trọng lượng của trái bưởi. Trái bưởi ngon thường có hình dáng đều đặn và nặng khoảng 1-1,2 kg. Bạn cũng có thể tự “cân” quả bưởi để cảm nhận.
- Đối với các loại bưởi da xanh và bưởi năm roi, nên chọn trái có khối lượng từ 1 kg trở lên, kích thước không quá lớn và da căng bóng với màu xanh nhưng có ánh vàng. Nốt gai cũng nên to hơn để đảm bảo chất lượng.
2. Cách làm gỏi bưởi mực khô
2.1 Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Mực khô sau khi mua về đem ngâm trong nước khoảng 15 phút cho mực mềm ra rồi vớt ra để ráo nước
- Khi mực đã ráo nước. đem mực khô nướng xơ cho chín vừa rồi dùng chày giã cho mực khô mềm ra và xé mỏng hoặc thái thành sợi vừa ăn.
- Bưởi: lột sạch vỏ và tách thành những miếng nhỏ vừa ăn
- Tói: lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ
- Ớt: rửa sạch rồi băm nhuyễn
- Rau răm: thái sợi.
- Hành tây: thái thành khúc khoảng 5cm thật mỏng và ngâm vào nước đá để giữ cho hành tây giòn, giữ được độ tươi.
2.2 Bước 2: Làm nước mắm trộn gỏi bưởi mực khô
- Đầu tiên, cho vào chén khoảng 3 muỗng canh nước mắm, một muỗng đường và một ít nước cốt chanh.
- Sau đó, thêm hỗn hợp tỏi băm và ớt băm đã chuẩn bị vào, rắc thêm một ít tiêu. Khuấy đều các nguyên liệu cho đến khi đường tan hoàn toàn trong nước mắm rồi đêm đi trộn gỏi bưởi mực khô.
2.3 Bước 3 : Trộn gỏi bưởi mực khô
- Đầu tiên, chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết và cho vào một cái tô lớn rồi trộn thật đều tay.
- Sau đó, thêm nước mắm vào và trộn tiếp thật đều tay cho các nguyên liệu hòa tan vào nhau. Khi các nguyên liệu đã trộn đều hết, thêm rau răm và trộn thêm một lần nữa là xong.
- Bước cuối cùng, rắc một ít đậu phộng xung quanh để làm tăng sự hấp dẫn của món ăn. Nếu muốn, có thể dùng ớt sừng tỉa để trang trí lên trên cho đẹp.
3. Thành phẩm
Vậy là chúng ta đã hoàn thành một món ăn với cách làm đơn giản và sử dụng những nguyên liệu dễ tìm kiếm nhưng lại tạo ra hương vị thơm ngon. Để thưởng thức món ăn, bạn có thể ăn kèm với bánh phồng tôm giòn giòn để tăng thêm sự giòn rụm và hương vị thơm ngon. Nếu thấy món ăn còn thiếu gia vị, bạn có thể chấm thêm nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt theo sở thích của mình.
4. Lưu ý khi làm gỏi bưởi mực khô
- Các nguyên liệu cần chọn loại tươi ngon và đảm bảo, không có chất bảo quản. (Bưởi thì nên chọn loại bưởi năm roi)
- Sau khi hoàn thành, bạn nên để gỏi trong tủ lạnh trong 1-2 tiếng để món ăn mát và thơm ngon hơn.
- Khi ăn, nên sử dụng bánh phồng tôm giòn để tăng thêm độ giòn và thơm ngon cho món ăn.
- Tránh để món ăn lâu ngày ở nhiệt độ phòng, để tránh vi khuẩn phát triển gây hại cho sức khỏe.
- Cần giữ vệ sinh sạch sẽ, chú ý đến nguồn nước, nguyên liệu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Để bảo quản lâu dài, nên cho món ăn vào hộp kín hoặc túi zipper, sau đó bảo quản trong tủ lạnh.
>>>Xem thêm video hướng dẫn cách làm gỏi bưởi mực khô tại đây:
5. Tổng kết
Hy vọng với những bước hướng dẫn chi tiết và đơn giản trong bài viết, bạn đã có thể tự tay làm món gỏi bưởi mực khô thơm ngon, lạ miệng tại nhà. Hãy cùng thưởng thức và chia sẻ với gia đình, bạn bè để tận hưởng hương vị tuyệt vời của món ăn này nhé. Đánh Thức Vẻ Đẹp Tự Nhiên chúc bạn thành công và món ăn ngon miệng!
Tôi là Elle quản trị website này, chúng tôi nói về lĩnh vực làm đẹp, phụ nữ sức khỏe, đời sống.
Theo dõi tôi tại đây nhé !